Nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới cho thấy phụ nữ mang thai uống đều đặn hơn một ly sữa mỗi ngày sẽ sinh ra những đứa con khỏe mạnh hơn các thai phụ không uống sữa. Cũng vì điều này mà hầu như thai phụ nào khi vừa bước vào 9 tháng thai kỳ cũng…thủ ngay cho mình một hộp ”sữa bầu”, với hy vọng dành được những gì tốt nhất cho con.
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thành (BV Đại học Y Dược)
Sữa bầu có quan trọng?
Có lẽ ngay cả những thai phụ ít kiến thức nhất về quá trình mang thai, sinh nở cũng biết rằng chế độ dinh dưỡng cực kỳ quan trọng với chín tháng thai kỳ. Trong đó, sữa chắc chắn sẽ đóng một vai trò đặc biệt quan trọng vì sữa sẽ cung cấp không chỉ chất đạm mà cả các vitamin, khoáng chất cần thiết, nhất là bổ sung canxi cho mẹ bầu để bào thai phát triển hoàn thiện.

Nếu thiếu sữa trong thời gian này, cơ thể người mẹ sẽ dễ nảy sinh những tình trạng xấu như loãng xương, còn thai nhi sẽ dễ thiếu hụt chất dinh dưỡng, suy dưỡng bào thai. Trong trường hợp thiếu sữa bầu, đồng thời lại thiếu luôn các chất bổ sung khác (không ăn hải sản, không tắm nắng…), thiếu hụt vitamin D, thai phụ sẽ rất dễ gặp phải tình trạng cho ra đời một đứa con còi cọc, quặt quẹo, dễ đau ốm ngay từ lúc chào đời.
Không chỉ có canxi và vitamin D, các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng đều khẳng định rằng sữa có thể mang đến cho người mẹ và bé yêu trong bụng những chất quan trọng với sự phát triển của bé như sắt, axit folic, vitamin A,B,C,…, chất đạm, chất béo… Tuy nhiên, cũng cần phải giải thích rõ ngay từ đầu rằng điều này không đồng nghĩa với việc tất cả các thai phụ đều bắt buộc phải uống sữa bầu, cũng như không có nghĩa là nếu thai phụ nào không uống sữa bầu thì sẽ sinh ra một bé yêu không đảm bảo về sức khỏe!
Uống thế nào mới tốt?
Như đã nói ở trên, yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất quyết định có cần uống sữa bầu hay không, uống như thế nào để tốt cho sức khỏe là: thai phụ có hấp thu được các dưỡng chất có trong sữa hay không? Trường hợp mẹ bị ”dị ứng” sữa, không cần thiết phải ép hoặc ráng uống bằng mọi giá (uống vào bao nhiêu lại … nôn hết bấy nhiêu). Thực chất các dưỡng chất có trong sữa bầu vẫn hiện diện trong nhiều loại thực phẩm ăn hàng ngày.
Ví dụ như canxi có trong tôm cá, hải sản; Sắt có trong thịt, gan động vật; axit béo omega 3 có trong các loại cá biển… Nếu ăn uống đa dạng, đủ lượng, đủ chất, lại dị ứng với sữa bầu thì chỉ cần đảm bảo tốt thực đơn dinh dưỡng mỗi ngày, đồng thời bổ sung thêm sữa chua (vốn có nhiều dưỡng chất hệt như trong sữa bầu, lại dễ ăn, không hề gây ”dị ứng” với thai phụ nào).

Nếu tình trạng tăng cân quá nhanh không hề tốt đối với bà bầu, có thể gây khó sinh, kể cả nguy cơ béo phì bẩm sinh cho bé ngay khi mới chào đời.
Vì vậy, mỗi ngày theo chuẩn bạn chỉ nên uống khoảng 2 ly sữa bầu hoặc có thể uống 1 ly và bổ sung thêm bằng các thực phẩm đa dạng khác.
Ngoài ra, nên uống sữa một cách thông minh. Tức là không uống liền một lúc hết 1 ly sữa lớn, đầy mà nên chia ra thành từng ly nhỏ, uống vào nhiều thời điểm khác nhau trong ngày, tránh uống ngay trước bữa ăn để tránh bị no ngang, ăn ít lại.
Nếu tình hình tăng cân của bạn quá nhanh, bạn có số cân nặng vượt quá quy định cho phép với thai phụ trong từng tam cá nguyệt thì lúc này cũng không cần bỏ hẳn sữa mà chỉ nên đổi sang uống sữa không béo.
Khi mua các loại sữa, nên chú ý đến thương hiệu uy tín, thời gian sản xuất, hạn sử dụng, hộp sữa phải nguyên vẹn không bị móp méo. Sữa mua về phải được bảo quản ở nơi mát mẻ. Mở hộp ra, thấy sữa bị vón cục hay có mùi khác lạ thì không nên dùng. Thời gian sử dụng sữa sau khi mở hộp phải tuân thủ theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất, ví dụ sữa bột thường được khuyến cáo sử dụng hết sau khoảng 2 – 3 tuần, sữa tươi tùy theo loại có thể dùng trong vòng 2 ngày trong điều kiện bảo quản lạnh.
CÓ THỂ MẸ QUAN TÂM: